Thấy nỗi đau, nỗi nhục của dân và sự tàn ác của bọn tay sai Mỹ ngụy hằng ngày gây ra ở Long Khánh, ông Khâm bàn với Thương nên bỏ Long Khánh trở về xứ. Thương đến gặp Năm Hồ, báo tin ý kiến của cha. Chị Hồ nói: “Còn giặc Mỹ và bè lũ tay sai phản động thì ở đâu cũng vậy thôi. Cái chính là dân ta phải đứng dậy đánh đuổi chúng, cuộc sống của ta mới được bình yên, hạnh phúc…”
Thương đã thổ lộ với Hồ: “Theo cha về lại Bình Định thì anh Thảnh làm sao. Em đã yêu anh Thảnh rồi. Em cũng coi Long Khánh như quê hương của mình. Nếu em về, bỏ anh Thảnh lại, anh ấy có yên tâm mà đánh giặc hay không?”
Mấy hôm sau Thương gặp Hồ, Thương kể: “Người ngoài Bình Định chạy vào báo tin: Mỹ và Nam Hàn, chư hầu của Mỹ đã kéo đến tàn sát dân làng Bình An xã Bình Khê của em. Chúng giết hết nửa làng, ông bà già, trẻ con cũng không từ, hàng ngàn xác chết chôn cả chục ngày không hết. Cả làng cháy rụi, chúng đốt không còn lại một nóc nhà. Bà con chú bác của em chết gần hết rồi…” Thương vừa kể vừa khóc. Lau nước mắt, Thương ôm lấy Hồ và nói: “Chị về xin chú Sáu, xin anh Lương cho em vào đội của anh, em sẽ đánh giặc trả thù cho bà con, cho làng xóm của em!”
Tháng 8 năm 1970, tròn 17 tuổi, Thương đã trở thành đội viên của Đội Trinh sát vũ trang Long Khánh, mang bí số H25. Từ đó những trận đánh nổi tiếng do H25 thực hiện đã làm cho kẻ thù khiếp vía. Chúng cố lùng kiếm H25 đế trả thù. Những bản mật điện của tình báo Mỹ, của bọn thám sát Báo Đen, bọn BRU đánh đi thông báo cho nhau phải tìm diệt cho được H25…
Nữ đang ôm Phùng nằm nghe chuyện Thương thì tiếng má Năm vọng xuống, “con Thương về rồi đó”.
Thương lao vào hầm như một cơn gió, ôm chầm lấy Nữ và Phùng, miệng cười vang. Tiếng cười dưới hầm sâu nghe rất lạ. Nhưng Phùng đã quen với tiếng cười hồn nhiên, vô tư đó. Mỗi trận chiến đấu dù thắng hay không, Thương đều cười. Thắng thì cười vui rốn rang, không thắng nhưng còn sống, trở về được căn hầm bí mật, Thương cũng cười, nhưng nụ cười cay đắng như thầm hẹn: “lần sau sẽ rút kinh nghiệm, sẽ chiến thắng”. Dứt tiếng cười vui, Thương nói một mạch rằng lâu nay mình như con ếch ngồi đáy giếng, không nghe, không biết gì cả. Nay nghe cấp trên phổ biến tình hình chung trong cả nước, tin chiến thắng khắp cả hai miền Nam Bắc buộc lũ giặc cướp phải co lại, phải run sợ, còn ta thì mừng và vui sướng, như thấy mình bỗng cao lớn hẳn lên.
Bí thư thị ủy Long Khánh căn dặn phải chuẩn bị tinh thần cho anh chị em trong Đội Trinh sát: “Tuy ngày toàn thắng đang đến gần nhưng không được chủ quan khinh địch. Khẩn trương trinh sát nắm kỹ tình hình trong thị xã, trong huyện Xuân Lộc để cung cấp tin tình báo cho các đơn vị chủ lực khi cần thiết. Nghiên cứu đánh những trận then chốt, nhằm làm rối loạn tinh thần địch, tạo cơ sở vững chắc cho ba mũi giáp công: chính trị, binh vận và vũ trang.”
Thương kể trong suốt ba tháng cuối năm 1972 này, quân giải phóng ở Trị Thiên Huế, khu 5, Tây Nguyên, Đông Tây Nam Bộ đánh mạnh và chiến thắng khắp nơi.
Để ngăn chặn không quân giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, quân giải phóng toàn miền Nam đã đánh phá các sân bay ở Đà Nắng, Cần Thơ, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, diệt nhiều giặc lái, nhiều máy bay và các kho bom đạn, xăng dầu của giặc.
Ở miền Bắc, từ đêm 18 đến 29 tháng 12 năm 1972, Mỹ đã đưa hàng trăm máy bay chiến thuật và pháo đài bay chiến lược B52 ra đánh phá Hải Phòng và Hà Nội. Quân dân Hà Nội đã bắn rơi 23 máy bay B52, bắt sống nhiều phi công Mỹ. Dư luận và báo chí trên thế giới cho đây là một trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Bí thư Năm Thị nhắc lại lời của chính ủy Quân khu miền Đông rằng: “12 ngày đêm đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, các lực lượng vũ trang của ta từ bộ đội không quân, tên lửa, pháo cao xạ cho đến súng bộ binh của các lực lượng dân quân tự vệ thủ đô đã mở nên một trang sử anh hùng, buộc tên tổng thống Mỹ Ních Xơn phải tuyên bố ngưng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Nhưng “chết nết không chừa”, không quân Mỹ vẫn đánh phá dã man ác liệt từ vĩ tuyến 20 trở vào. Chúng gọi là đánh diệt vùng “cán soong” để chặn đứng sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam. Bởi vậy quân dân ta càng đánh mạnh hơn cho đển tận ngày 27 tháng 1 năm 1973, khi ta đánh gục thần tượng át chủ bài B52 và khắp miền Bắc ta bắn rơi đến chiếc máy bay thứ 4181, giặc Mỹ mới chịu ký vào bản hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Kể đến đó Thương ôm lấy Phùng và Nữ mà hôn, miệng cười tươi kêu lên: “Hòa bình rồi!” Nhưng Thương lại nói: “Chú Sáu dặn: Đừng chủ quan. Phải sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cho đến trận cuối cùng giành lại độc lập thống nhất cho đất nước. Lúc đó nhiệm vụ của ta mới hoàn thành.”
Ba cô đội viên Trinh sát vũ trang ôm nhau mừng rỡ với những tin tức mới chưa dứt, thì tiếng bom và tiếng đại bác đã nổ rung chuyển cả mặt đất. Trên bầu trời Long Khánh máy bay phản lực vẫn gào rít cất cánh, hạ cánh xuống các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất.
Đêm hôm đó tổ của Thương nằm dưới hầm chờ lệnh mới. Chẳng ai ngủ được, lòng họ rạo rực như có một chuyển động gì đó làm sôi sục cả vùng Xuân Lộc – Long Khánh.
Ai cũng biết những ngày sôi sục đó là sau chiến dịch Nguyễn Huệ đợt 2, bước vào các tháng cuối năm 1972, các lực lượng vũ trang của Long Khánh, Xuân Lộc, nhất là du kích các vùng ven, cùng hàng trăm đồng bào xuống đường chiến đấu, cô lập địch trong đồn Bình Lộc. Đêm 24 tháng 1 năm 1973 và những đêm ngày sau đó, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích Long Khánh – Xuân Lộc đã đánh chiếm ấp Bảo Vinh A, Bình Lộc, Bảo Vinh B, Suối Chồn vùng ven thị xã Long Khánh và khu 1 Phú Thạnh, khu LMK Phú Xuân và Tân Phú trong nội ô thị xã. Chính những trận đánh ở vòng ngoài khu phòng vệ chiến lược đô thành Sài Gòn cũng là một viên gạch góp phần ném vào Ních Xơn, buộc hắn phải ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh.
Thương bàng hoàng dụi mắt, tỉnh táo rồi Thương mới ôm lấy Nữ nóì: “Cô ơi! Cháu nằm mơ thấy anh Thảnh và cháu làm đám cưới, nhưng anh Lương và chú Sáu không cho. Cháu tức lắm”…
Nữ vỗ vỗ vào lưng Thương, an ủi: “Thế nào rồi hai cháu cũng lấy được nhau. Anh Lương và cô sẽ lo đám cưới cho hai cháu.”
Thương ôm lấy Nữ, dụi đầu vào ngực cô như biết ơn. Đoạn Thương nói vội: “Cô ơi! Có chuyện này cháu chưa nói với cô: Bên Đội Biệt động có bắt được thằng Hạp trung úy tình báo ban 2 từ Biên Hòa ra. Thằng này đã khai ra cái thằng Rụt – là thằng đã làm hại đời bà Tình, vợ của bác Hai Nghĩa. Cũng chính thằng này đã lẻn vào nhà cô khi cô đi chợ, thằng Rụt đã bắt cóc Cu Đợi nhà mình rồi cho cháu ăn bánh có tẩm thuốc độc…”
Nghe đến tên Cu Đợi, Nữ nấc lên hai tiếng “Con ơi!” Thương im bặt, ôm chặt lấy Nữ mà an ủi: “Cô đừng khóc cô ơi! Bọn cháu sẽ tìm ra thằng Rụt, kéo cổ hắn về cho cô trừng trị.”
Thảnh và Lương đã cho Thương biết, tên trung úy Ban 2 Trung tâm nghiên cứu chính trị ở Biên Hòa, chính là thằng xu Trương Hạp. Còn thằng Rụt là xu Trần Đoản. Thằng Đoản và thằng Hạp là hai tên tay sai đắc lực của chủ Tây đồn điền cao su Dầu Giây đã bày ra mưu đội mâm cau trầu rượu đến gặp Hai Nghĩa bày trò dâng lễ “xin cưới” để cướp Tình – vợ Nghĩa. Khi Nhật đến đảo chính bắt hết Tây, thì Đoản đã dẫn thằng sĩ quan Nhật vào nhà kho bắt Tình lên xe của tên chỉ huy quân Nhật ở Xuân Lộc. Đoản kéo cả xu Hạp theo làm tay chân cho hắn phục vụ quân đội Nhật. Khi Nhật đầu hàng, hai thằng này trốn về quê cho đến khi quân Diệm kéo đến Xuân Lộc, cả hai thằng nhảy ra làm mật thám cho Diệm và trở thành nhân viên CIA ác ôn của Mỹ. Hồi Nhật hất cẳng Pháp, sở chỉ huy Nhật đóng ở ga xe lửa Gia Ray, hai thằng này được sung vào đội mật thám của Nhật. Đêm đêm, Đoản dẫn Tình đến dâng cho tên chỉ huy Nhật dày vò, hãm hiếp, còn Đoản và Hạp kéo nhau đi dò la những người chổng Nhật trong các đồn điền cao su. Ban ngày Nhật giao Tình cho Đoản canh giữ, Tình lại chịu cảnh đánh đập hãm hiếp của thằng Đoản cuồng dâm. Không chịu đựng nối cảnh nhục nhã cay đắng đó với sự đau đớn thương nhớ chông, Tình đã tìm cách giết Đoản đê’ trả thù. Dấu được một con dao nhọn của thằng chỉ huy Nhật rớt lại trên chăn gối, vào một đêm Đoản bị hãm hiếp trước khi dẫn đến dâng cho Nhật, Tình đã dùng con dao đâm vào bụng Đoản. Nhưng do tay yếu, do run sợ nên mũi dao của Tình sượt rách da, chỉ làm thằng Đoản đau mà không chết. Biết rõ Tình có ý định giết hắn, hắn bẻ tay Tình, giật được con dao, dùng chính con dao đó đâm chết Tình. Thằng Hạp đã chạy vào nơi Nhật nhốt Tình khi Đoản la lên vì bị đâm. Hai thằng kéo xác Tình ra, đào hố chôn Tình ở mé đòi sau nhà ga…
Kể lại cho Nữ nghe mà cả hai cô cháu cùng khóc. Thương nói:
– Tội nghiệp bác Hai Nghĩa không biết vợ đã bị giết, hàng chục năm nay cứ sống một mình và đi tìm vợ khắp nơi.
– Vậy bác Hai Nghĩa đã biết chuyện này chưa? Đã tìm thăm mộ vợ chưa? – Nữ hỏi dồn – Hai Nghĩa đang ở đâu?…
– Thì cả đội đang tìm. Bác Hai Nghĩa đi đâu không ai biết, nay đã mười hôm rồi mà chưa thấy về. – Thương thở dài nói.
Nữ ôm lấy Thương, cảm thông mối tình tha thiết của Thương và Thảnh. Chính Nữ cũng đang xót xa thương cho phận mình và cả số phận long đong cay đắng của ông Hai Nghĩa. Chẳng biết giờ này Nghĩa cụt đang làm gì và ở nơi đâu?!
Hai cô cháu nằm im chờ giấc ngủ đến. Nhưng ngủ làm sao được trong lúc cả nước đang sôi sục. Quảng Trị đã được giải phóng. Chính quyền cách mạng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra tuyên bố mười chính sách đối với sĩ quan binh lính, nhân viên ngụy quyền Sài Gòn đã bị bắt, đầu hàng; chính sách tự do tín ngưỡng của các tôn giáo, chính sách tự do dân chủ của các tầng lớp nhân dân…
Trên rừng Trường Sơn, các đoàn quân đang hối hả tiến vào Nam, từng đoàn xe quân sự chở quân đội, lương thực vũ khí ì ầm chạy suốt ngày đêm vào phía Nam. Nghe nói trước khi mở chiến dịch đường 9 Nam Lào, từ ngoài Bắc quân ta đã tháo rời xe tăng, gùi vào đến mặt trận mới lắp ráp lại để đánh địch. Tháo rời cả máy bay, dùng xe tải chở vào Quảng Bình lắp ráp lại để bay đi ném bom vào quân giặc. Bây giờ xe tăng ta đã nối đuôi nhau vượt Trường Sơn vào trận đánh cuối cùng sắp xảy ra nay mai.
Ở Đông Bắc Sài Gòn, Xuân Lộc, Long Khánh cũng đang chuyển mình. Huyện ủy Xuân Lộc và các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh đã kéo về trên núi Chứa Chan. Các đơn vị địa phương Xuân Lộc hối hả đi làm kho tàng chuẩn bị đón vũ khí lương thực từ ngoài biển đổ vào, từ trên núi rót xuống.
Chuẩn tướng Lê Minh Đảo đang điều động các trung đoàn chủ lực thuộc sư đoàn 18 của hắn chạy ngược chạy xuôi. Bộ máy tay sai ngụy quyền cũng đang rối loạn, lo lắng. Xuân Lộc đang thực sự bước vào những ngày sôi động nhất trong lịch sử cuộc chiến tranh vệ quốc này…
Thảnh đến căn hầm của dì Ba Lưỡng nhận trái.
Các kho lương thực và vũ khí từ trên đường Trường Sơn rót xuống, ngoài biển đổ vào đã phân tán cất giấu trong các hang đá, hầm hố bí mật trên núi và chung quanh núi Chứa Chan. Lương thực, thuốc men y tế được vào chùa Gia ào, chùa Bửu Quang, chùa Chánh Giác. Huyện ủy Xuân Lộc đã chốt lại, đào hàm hố cố thủ, phòng tránh phi pháo giặc anh tạc ngay trong mật khu Hầm Hình thời đánh Pháp. Bí thư thị ủy và cấp ủy chủ chốt vào hẳn trong nội ô, bám sát cơ sở chỉ đạo các chi bộ hoạt động. Sự khởi động quanh vùng núi Chứa Chan tuy khẩn trương nhưng lặng lẽ giống như trời vẫn đẹp, gió yên, biển lặng nhưng có cơn bão đang hình thành.
Suốt mấy năm qua, dì Ba Lưỡng là cơ sở bí mật chuyên lo chuyển trái cho Đội Biệt động và Đội Trinh sát Long Khánh đánh giặc. Dì vui sướng ra mặt vì chưa bao giờ dì “giàu có” như những ngày này. Mấy nơi cất giấu của dì luôn sẵn sàng để tiếp tế cho hai đội Biệt động và Trinh sát. Chả bù với những năm khó khăn, dì phải cóp nhặt từng quả lựu đạn, từng thanh thủ pháo. Tháo từng quả đạn lép của giặc lấy thuốc nổ để làm từng gói bộc phá TNT. Mỗi lần giao trái cho các đội viên đến nhận đi chiến đấu, dì luôn dặn: “Vũ khí là xương máu của đồng đội, đồng bào đổi lấy mới có.” Hàng trăm xe vận tải vũ khí trên đường Trường Sơn bị đánh cháy và hàng trăm chiến sĩ lái xe hy sinh mới có từng lạng thuốc nổ đến Long Khánh. Anh Năm Thị kể có những chiếc tàu vượt biển chở vũ khí đạn dược vào, bị địch phát hiện vây bắt, các thủy thủ hải quân ta phải cho tàu nổ phi tang, hy sinh theo tàu để giữ gìn bí mật cho con đường vận chuyển trên biển. Bởi vậy cho nên thuốc nổ, đạn dược đưa được đến chỗ ta còn quý hơn vàng. Bởi nó quý cho nên có trận đánh, Thương và Phùng đã gài giờ hẹn nổ rồi, chỉ còn mấy phút nữa là nổ trong bar, giết bọn sĩ quan ăn nhậu nhưng thấy địch chưa đông, lại có thường dân đi đứng gần, tiếc lựu đạn hơn sợ nguy hiểm, Thương vẫn vội quay lại gỡ trái mang về.
Bây giờ dì “giàu có” hơn rồi nhưng dì vẫn căn dặn các đội viên giữ gìn tiết kiệm. Đánh trái nào đích đáng trái đó, chứ không được đánh liều và phung phí khi chưa cần thiết. Dì nói với Thảnh: “Theo lệnh cấp phát cho Thảnh nhận “bắp chuối”, “mãng càu da láng” và “bắp rang”1 đợt bổ sung này. Nhưng phải bảo vệ giữ gìn và tiết kiệm “hàng”…
“Cảm ơn dì”. – Thảnh nói và giao cho các tổ viên bí mật chuyển vũ khí về. Khi Thảnh chào dì để về, dì Hai rỉ tai Thảnh: “Con vào nhà đi. Thương nó chờ con dưới hầm của dì”. Thảnh mừng vì cái tin của dì Ba quá đột ngột. Thì ra Thương cũng đến gặp dì để nhận “trái”. Dì biết bên biệt động Thảnh là người thường xuyên được cử đi gặp dì để nhận vũ khí. Dì đã giữ Thương lại cho hai đứa có dịp tranh thủ gặp nhau. Tuổi trẻ của dì cũng một lần yêu, nhưng chịu nhiều đau khổ bởi phải sống xa nhau, cách trở vì chiến tranh, bom đạn và cả vì kỷ luật rất nặng nề trong quan hệ yêu đương thời đó nơi trận tiền, nên dì rất thông cảm cho mối tình của Thảnh và Thương.
——————-
1. Bắp chuối (đạn tên lửa B40). mãng cầu da láng (lựu đạn nhỏ của Mỹ), bắp rang (đạn tiểu liên).
Thương nói, đưa hai tay “đấm yêu” lên ngực Thảnh. Thảnh ôm lấy Thương, đôi môi của họ tìm nhau, hai cái lưỡi mềm nóng hổi cuộn lấy nhau. Họ hổn hển thở, nhưng môi không rời nhau, họ sung sướng hạnh phúc đến run lên. Trong xúc động dồn dập, Thảnh đưa bàn tay luồn vào ngực áo Thương, xoa lên đôi bầu vú tròn căng, mềm mại. Thương giữ tay Thảnh lại, nói trong hơi thở gấp “Để dành anh ơi! Em để dành cho anh đến ngày cưới. Ngày đó cũng đến gần rồi… anh.” Thảnh rút tay ra và nói: “ừ, để dành. Nhưng anh chỉ muốn thơm lên đó thôi.” Thương kéo áo lên, Thảnh như đứa trẻ đói lâu khát sữa mẹ, vục đầu vào hối hả bú như trẻ sơ sinh. Thương ôm lấy đầu tóc rễ tre của Thảnh âu yếm vuốt ve. Thuận đà “cho phép” Thảnh đưa tay lần xuống dưới bụng thì Thương giữ tay lại. Thảnh năn nỉ: “Cho anh gửi “kỷ niệm”… Dì Hai cũng thông cảm tạo điều kiện cho mình yêu nhau mà”… Thương ôm hôn Thảnh và nói gấp trong hơi thở: “Để dành. Để dành anh ạ”… Thảnh thấy người yêu nói giọng nói cương quyết thì ngồi thẳng lên, ôm Thương vào lòng, nói như biết lỗi: “Anh nghe lời em rồi… Ngày cưới của chúng mình cũng sắp đến rồi em ơi!”…
Sau một lần hôn nhau đến hụt hơi nữa, Thảnh đưa hai tay như bế Thương ngồi thẳng dậy trên manh chiếu thơm mùi dầu sả của dì Ba, nói: “Em này, bác Hai Nghĩa đã về rồi. Bác đang ở bên Đội Biệt động của anh”. “Vậy bác Hai đi đâu mất tích trong mười ngày qua hở anh? Bác biết chuyện thằng trung úy Hạp đã khai ra nơi giết và chôn bà Tình chưa?” Thương nôn nóng hỏi. Thảnh kể tiếp: “Anh chưa vội nói với bác, nhưng anh đã lẻn vào sau ga Gia Ray, đã vác được một cái thánh giá bằng bê tông trong hố đại bác, đem chôn làm dấu nơi mộ bà Tình để sau này đưa bác Hai Nghĩa đi thăm. May là cái thánh giá không khắc tên ai cả.”
Thương mừng, reo lên: “Anh giỏi quá. Biết đã tìm ra tin tức của bà Tình, chắc bác Hai mừng lắm!”
– Anh chưa nói cho bác biết. Vì ta còn giữ kín chuyện để khai thác thằng Hạp về hành tung của thằng Đoản và trung tâm nghiên cứu chính trị Ban 2 của CIA Biên Hòa có đường dây nối liền hoạt động của chúng ở Xuân Lộc – Long Khánh. Còn chuyện này, em nên cho cô út Nữ biết: Bác Hai đã đi thăm mộ bác Lê Long, chồng của cô út hy sinh ở C.K.Đ. Bác cũng đã mang được ba lô di vật của bác Long do Ban An ninh Miền chuyển về cho cô út.”
Thương mừng lắm, vội nói: “Để em về báo ngay cho cô Út Nữ. Chắc cô đau khổ lắm nhưng cũng biết ơn bác Hai vì tình đồng đội thương nhau.”
Thảnh bàn với Thương: “Thế nào rồi chúng ta cũng thông báo chính thức chuyện này với cô út. Nhưng anh sẽ bàn với bên Biệt động và bên Trinh sát cùng phối hợp làm lễ truy điệu bác Long và bàn giao di vật của bác Long cho vợ bác ấy!”
Lên khỏi căn hầm của dì Ba Lưỡng, hai người bịn rịn chia tay nhau, không biết có linh tính gì báo trước mà Thương thấy ớn lạnh sau gáy. Thương đứng bần thần nhìn theo Thảnh mãi cho đến khi anh khuất bóng sau vườn của dì Ba. Không biết những trận đánh sắp đến Thảnh có “mệnh hệ” gì không mà lòng Thương cảm thấy bồn chồn lo lắng đến thế. Thương nghĩ thầm: “Thương Thảnh quá! Biết thế này, lúc ở dưới hầm mình đừng cứng rắn với anh. Đáng lẽ phải dâng hiến cho anh sự trinh tiết của mình, lỡ rủi ro anh gặp nạn thì mình sẽ ân hận suốt đời.” Nhưng Thương nghĩ lại, tự an ủi mình vì mình đã làm đúng. Không như thằng Sơn vì yêu mà làm cho người yêu có thai rồi bỏ ngũ đi đầu hàng giặc. Như ông Sáu Thạc. Vì yêu, không được lấy nhau ngay bởi bị phê bình, kiểm điểm mà cả hai người bỏ cách mạng trốn về quê để được lấy nhau. Thương không thể chịu nhục vì tình, mà phản bội nhân dân và Tổ quốc như những kẻ đê hèn kia. Thương ngẫm nghĩ trong lòng và thầm kêu lên: “Thảnh ơi! Thông cảm cho em, cho đời con gái của em. Trinh tiết quý hơn ngàn vàng chỉ để dành cho anh. Nếu rủi ro vì hòn đạn mũi tên, anh không còn, em sẽ nguyện ở vậy suốt đời thờ anh”…
* *
Hiệp định Paris ký kết chưa ráo mực thì Mỹ và Thiệu đã liên tiếp vi phạm một cách trắng trợn bất chấp dư luận trong nước và thế giới lên tiếng phản đối. Chúng xua quân đi lấn chiếm cắm cờ “sọc dưa” vào những vùng giải phóng của ta.
Quân và dân miền Nam chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh ngưng bắn của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam: tất cả các lực lượng vũ trang của Mặt trận cố kiềm chế, né tránh những cuộc hành quân càn quét, đàn áp nhân dân của quân ngụy Sài Gòn. Mặc dầu Mặt trận đã trao trả cho địch hàng trăm tù binh và nhân viên quân sự, dân sự Mỹ và ngót sáu ngàn tù binh ngụy và chư hầu, nhưng giặc vẫn giam giữ hàng ngàn người yêu nước, yêu hòa bình trong các trại giam, nhà tù của chúng. Cây muốn lặng nhưng gió chẳng chịu ngừng. Ngày ngày chúng tiếp tục xua quân đi bắn giết bắt bớ nhân dân. Hàng chục ngàn vụ vi phạm lệnh ngừng bắn xảy ra khắp miền Nam Việt Nam từ trên rừng xuống biển, từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ và các vùng tiếp giáp với biên giới Campuchia, Lào.
Trước tình hình đó, buộc lòng Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải ra tuyên bố tố cáo những hành động và chủ trương vi phạm hiệp định Paris như việc Mỹ để lại ở miền Nam hơn 24.000 nhân viên quân sự trá hình mang vỏ bọc dân sự. Bản tuyên bố nêu rõ: “Song song với việc duy trì lực lượng nói trên, Hoa Kỳ đã tổ chức lại bộ máy chỉ huy để điều khiển chính quyền tay sai Sài Gòn thực hiện các kế hoạch do Nhà trắng vạch ra: gồm những “cơ quan tùy viên quốc phòng (DAO) do tướng Giôn Mu Rây đứng đầu là một tổ chức đội lốt của MACY nắm quyền chỉ huy quân đội và cảnh sát Sài Gòn, cùng cơ quan trợ lý đảm bảo cho Đại sứ Mỹ về các hoạt động ở chiến trường (SAAFO] thực tể làm nhiệm vụ điều khiển các chương trình bình định nông thôn”…
Ở Xuân Lộc – Long Khánh, tên tướng trẻ Lê Minh Đảo hung hăng xua các trung đoàn dưới quyền hẳn đi lấn chiếm khắp nơi, đánh sâu vào các căn cứ vùng giải phóng của ta. Lê Minh Đảo được điều về làm tư lệnh Sư đoàn 18 thay Lâm Quang Thơ. Đảo được Thiệu đề cao là vị tướng “bất bại” do hắn đã “tử thủ thành công” An Lộc mấy năm trước. Đảo được Mỹ quan tâm và Thiệu chăm sóc ban cho hắn nhiều của cải quyền lực súng đạn xe tăng, pháo binh và được lực lượng không quân yểm trợ để trấn giữ ngã ba chiến lược Đông bắc Sài Gòn – Biên Hòa – Xuân Lộc – Long Khánh – Đà Lạt… Đảo huênh hoang tuyên bố: “Có Đảo trấn giữ cửa ngõ của đô thành Sài Gòn thì Việt Cộng đừng hòng bén mảng”.
Các tổ chức tôn giáo, đảng phái phản động ở vùng Xuân Lộc – Long Khánh dựa vào thế lực của Sư đoàn 18 càng hoạt động kềm kẹp nhân dân ác liệt hơn. Sư đoàn 18 của Đảo đã bắt tay chặt chẽ với bọn CIA, Thiên Nga, Phượng Hoàng, cảnh sát, mật vụ, thám sát Báo Đen, lính “mũ nổi xanh” BRU và hàng chục tổ chức “bà rằn” phản động khác lấn chiếm đánh phá các căn cứ cơ sở cách mạng cả trong rừng, trên và chung quanh núi Chứa Chan. Chúng tăng cường phát triển mở rộng các căn cứ Gia Ray, ngã ba ông Đòn, Rừng Lá, Suối Rết, Suối Chồn, ngã ba Quốc lộ 1, lộ 20, lộ 3, sân bay Long Khánh, trận địa pháo binh Hoàng Diệu, Lê Văn Duyệt, căn cứ 81…
Nhân dân Xuân Lộc – Long Khánh tiếp tục sống những ngày cơ cực. Hòa bình đâu chẳng thấy, chỉ thấy hằng ngày vẫn cảnh lính tráng đi càn quét, bắn giết đồng bào. Đại bác và máy bay không ngớt bắn phá vào nương rẫy, ruộng đồng, làng xóm. Thiệu đốc thúc bọn chính quyền xã ấp đi vơ vét thuế má, gom lúa gạo. Giá gạo tăng vọt lên gấp đôi, gấp ba kể từ khi có hiệp định Paris. Đồng bào nghe ngóng tin tức khắp nơi đưa về: cuộc sống của nông dân miền Nam đều gánh chịu cảnh khó khăn, đói kém. Hàng ngàn đồng bào ở Tây Ninh xuống đường biểu tình kéo đến phản đối bọn tề xã theo lệnh Thiệu bóc lột nhân dân, đòi bãi bỏ lệnh khắt khe quy định trong việc mua bán lúa gạo, gây ra nạn thiếu gạo, đói kém.
Trại viên ở trại tập trung Đông Tâm ở Long Khánh biểu tình phản đối Thiệu suốt cả tháng không cấp gạo cho trại…
1. Phải nêu cao cảnh giác, kiên quyết đánh trả đích đáng những hành động chiến tranh của chính quyền Sài Gòn.
2. Chừng nào chính quyền Sài Gòn còn tiếp tục những hành động chiến tranh thì các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng phải kiên quyết đánh trả họ, bất cứ ở đâu, bằng các hình thức và lực lượng thích đáng, buộc đối phương phải nghiêm chỉnh và triệt để thi hành hiệp định Paris”…
Chấp hành mệnh lệnh của Bộ chỉ huy miền Nam, quân khu miền Đông mở chiến dịch đánh trả, giành lại vùng giải phóng dọc quốc lộ số 1, số 2 đã bị ngụy Sài Gòn lấn chiếm. Để phối hợp với các lực lượng vũ trang quân khu, lực lượng Biệt động và Trinh sát vũ trang Long Khánh đều đồng loạt tấn công các mục tiêu trong thị xã, tiêu diệt hàng trăm và một số tên phòng vệ dân sự cùng tên ấp trưởng ác ôn đã đàn áp kềm kẹp nhân dân.
Nhằm lúc quân lấn chiếm ở lộ 2 bị đánh trả tan rã chạy ra vùng kiểm soát của ta, cơ sở kêu gọi chồng con họ trở về với gia đình. Một số lính ngụy đã chán nản, bỏ ngũ, chống lại lệnh bọn chỉ huy ác ôn xua đi lấn chiếm.
Tại vùng ven thị xã Long Khánh, du kích Bình Lộc cùng các cơ sở tấn công diệt giặc ngay giữa ban ngày. Nhân dân kêu gọi binh sĩ thuộc Sư đoàn 18 bỏ ngũ về với gia đình, chống lại bọn chỉ huy và tề điệp các ấp xã, làm cho bọn ác ôn bị cô lập, không dám bung ra đi ruồng bố cướp phá.
Địch co lại thì quần chúng đứng lên. Hàng trăm người xuống đường hò hét chống lại Thiệu đôn quân, bắt lính. Đồng bào xông vào bốt cảnh sát, đấu tranh giải thoát hàng trăm thanh niên bị nhốt làm quân dịch để bổ sung cho những đơn vị bị thiếu hụt quân số trong những ngày chúng gây chiến tranh lấn chiếm vi phạm hiệp định Paris.
Tuy bị đánh trả liên tiếp, địch vẫn cố tình nống ra. Ban chỉ huy Trung đoàn 4 quân khu miền Đông phối hợp với huyện đội Xuân Lộc, thị đội Long Khánh đồng loạt đánh địch dọc theo quốc lộ 1. Các lực lượng biệt động, trinh sát vũ trang, tự vệ mật trong phạm vi Long Khánh đã mở một thế trận căng kéo địch buộc chúng phải dừng càn quét kìm kẹp dân để đổi phó với các cánh quân đánh trả chúng.
Trung đoàn 4 tiến công đồn giặc làm chủ ấp Bảo Bình 2 và Bảo Bình 3, có sự phối hợp của du kích xã Bảo Bình và K8 Xuân Lộc làm rối loạn các chốt vùng ven Long Khánh. Đội trinh sát và Đội Biệt động đánh phá địch khắp nơi trong nội ô Long Khánh, giết rất nhiều tên địch. Cơ sở nội tuyến mật của ta trong Sư đoàn 18 đã đánh nổ kho đạn và diệt 27 tên bảo vệ kho đạn dự trữ của địch ở Xuân Lộc. Các đơn vị thị xã Long Khánh đã bao vây bức hàng đồn Bảo Chánh, đánh diệt bọn lấn chiếm càu Bốn Thước, vây chặt địch trong đồn Bình Lộc, Bảo Vinh.
Thế kìm kẹp của địch buộc phải co lại. Nhân dân đã bung ra đi nương, làm rẫy. Các chi bộ chỉ đạo đảng viên mật và cơ sở cách mạng trong nội ô Long Khánh hoạt động mạnh. Bộ đội chủ lực của quân khu, của Miền đã xuất hiện quanh núi Chứa Chan, trong các nương rẫy và ngay ở các ấp vừa được giải phóng.
Bí thư thị ủy và Trưởng ban An ninh Long Khánh đã vào ở hẳn trong nội ô trực tiếp chỉ đạo các đơn vị tự vệ mật, biệt động, trinh sát vũ trang và các cơ sở mật của cách mạng, thực hiện các công tác chính trị, binh vận và chiến đấu đánh vào bọn lấn chiếm, bọn bình định, tề điệp, ác ôn.
Những cuộc đấu tranh của các giới giáo chức, học sinh, công nhân, tiểu thương, phụ nữ, nông dân nổ ra khắp nơi trong huyện Xuân Lộc, trong thị xã Long Khánh khiến địch lo sợ, đối phó.
Đội Trinh sát vũ trang phối hợp chặt chẽ với biệt động, có một vài sự điều động phân công cụ thể trong chiến đấu và xây dựng.
Do địch đang truy tìm “bà Khùng”, Nữ không thể hoạt động như các cô Phùng, Đông, Liễu, Lệ Mỹ nên Sáu Tuệ đã chuyển Nữ qua hoạt động nổi công khai ở Đội Biệt động. Hai Nghĩa đã cao tuổi nên ở gần hỗ trợ thêm cho biệt động và bảo vệ căn cứ Bàu sầm.
Lê Minh Đảo muốn kết hợp chặt chẽ với bọn an ninh quân đội, bọn CIA, thám sát Báo Đen, bọn BRU, gián điệp, tâm lý chiến, chiêu hồi… Đảo muốn triệu tập bọn này đến họp tại Bộ tư lệnh Sư đoàn 18 để bàn mưu kế đối phó với quân giải phóng. Chúng phát hiện là ”Việt Cộng” có những dấu hiệu chuyển động đáng ngờ trong vùng Xuân Lộc, Long Khánh. Nhưng Đảo không tổ chức được cuộc gặp mặt đó, bởi vì bọn CIA nghi ngờ đặc công Việt Cộng sẽ nhắm tấn công vào căn cứ của Bộ tư lệnh Sư đoàn 18. Chúng sợ chết chùm nên từ chối. Thói quen của bọn tình báo Mỹ ngụy xưa nay là vẫn dùng các bar, quán rượu, ổ gái điếm, sàn nhảy, tổ chức đánh phá cách mạng.
Các chiến sĩ trinh sát nội tuyến đã nắm được nguồn tin đó. Sáu Tuệ chỉ đạo phải sẵn sàng theo dõi, trường phục để “hốt” gọn bọn này khi chúng xúm bầy lại với nhau.
Ở trong rẫy cà phê, sầu riêng mà ngót mười năm trước Lương, Xuân, Thảnh, Ngọc cùng nhau đi canh rẫy, đàn dúm với nhau… thì nay cũng có một cuộc gặp mặt quan trọng của các tổ trưởng Đội Trinh sát vũ trang họp bàn để sẵn sàng đánh trả mưu mô của Tư lệnh Sư đoàn 18 và bọn tề điệp.
Tổ chức họp trong rẫy bây giờ thuận lợi hơn bởi ta đã phá bung thế rình mò kềm kẹp của giặc. Các cán bộ lãnh đạo chỉ huy đều có mặt: Sáu Tuệ, Trung Lương, út Lành, Năm Hồ cùng các tổ trưởng của các đội như Thương, Thảnh, Hai Nghĩa, út Nữ… Chỉ thiếu chị Ba Huế (thị ủy viên cũ) đã chuyển về liên hiệp công đoàn miền Đông. Còn một nhân vật, nói đúng hơn là khuyển vật quen thuộc với đội là chú chó Ba Đeo của bác Nghĩa cụt.
Mọi người ngôi sát lại với nhau cho ấm và ăn bắp rang, uống chè xanh. Xong xuôi yên vị, giọng Sáu Tuệ liền phấn khởi báo tin các cuộc đánh trả toàn thắng đối với sự vi phạm hiệp định Paris của bè lũ Mỹ-Thiệu khắp trên chiến trường miền Nam. Trong các đô thị thì xuất hiện phong trào các lực lượng liên mình dân chủ hoạt động đòi hòa bình, đòi thả hết tù chính trị, đòi lật đổ Nguyễn Văn Thiệu. Nông dân ở nông thôn và trí thức công nhân tiểu thương nổi dậy biểu tình chống Thiệu, tố cáo Mỹ còn dính líu can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, còn đưa hàng ngàn tấn vũ khí và hàng trăm máy bay xe tăng, đại bác vào cho quân đội Sài Gòn, xúi giục, đôn đốc Thiệu xua quân đi càn quét, đàn áp dã man đối với nhân dân và đánh vào các vùng giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam…
Xuân Lộc – Long Khánh là vùng quyết chiến điểm, vùng chiến lược của Mỹ ngụy, là cửa ngõ then chốt quan trọng phía Đông Bắc đô thành Sài Gòn nên giặc có nhiều mưu mô đưa quân tràn ngập vùng đất này. Nếu có sự kiện gì xảy ra thì vùng này sẽ biến thành tâm bão. Bởi vậy, Trung ương cục miền Nam, Khu ủy miền Đông và Tỉnh ủy Bà Rịa – Long Khánh đã có những chủ trương khi càn thiết trong đấu tranh cách mạng, trong đối phó với giặc và chủ động tiến công phá tan những âm mưu và ý đồ thâm độc của giặc…
Sáu Tuệ dứt lời, Trung Lương bước ra. Anh vỗ vỗ vào chiếc đài bán dẫn National bốn băng thường đeo qua vai, miệng cười tươi, nói:
– Phấn khởi lắm các đồng chí ạ. Suốt ngày đêm tôi ôm “Đài Phát thanh Giải phóng” và “Tiếng nói Việt Nam” để biết tình hình cả thế giới và trong nước ta. Theo chiều hướng này thì không bao lâu nữa ta sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn như di chúc Bác Hồ để lại:”… Dù khó khăn gian khổ đến mây, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”…
Đông chí Sáu Tuệ đã phổ biến tình hình nhiệm vụ chung theo nghị quyết của thị ủy Long Khánh. Nhiệm vụ của Đội Trinh sát vũ trang đã rõ ràng. Bây giờ tôi phân công cho các tổ hoạt động theo biến chuyển của tình hình mới như thế này…
* *
Lương đã nói cụ thế và rành rọt công tác của từng tổ. Riêng tổ của Thương, đội trưởng Lương nhấn mạnh:
– Tổ đồng chí Thương chủ yếu là các nữ đông chí trẻ sẽ đóng vai các cô gái đẹp, theo dõi chặt các quán ăn nhậu nhảy nhót của bọn sĩ quan, an ninh mật vụ của giặc, chờ cơ hội chúng tụ tập đông để tiêu diệt. Mặt khác liên hệ chặt chẽ với các cơ sở nội tuyến để nắm biết chương trình hoạt động bí mật của giặc và theo dõi bọn công binh: Chúng đang gài mìn khắp nơi để chống lại chủ lực của ta tấn công. Chúng đã chuyển đến kho vũ khí Long Khánh rất nhiều mìn nhằm tiêu diệt bộ binh và chống xe tăng ta. Có cả những thùng phuy và các bình lớn có vẽ “đầu lâu xương bắt chéo” có thể là chất độc. Nội tuyến ta đã thấy chúng vận chuyển đến sân bay Biên Hòa những quả bom CBU nặng hàng tấn gây sát thương rộng và hơi ngạt giết người hàng loạt. Chúng ta phải điều tra kỹ và cho đánh nổ các kho bom đạn. Trước mắt, chị em phải nắm cho được các bãi mìn và các con đường bị cài mìn để sau này khi tổng tấn công xảy ra, nhiệm vụ của đội ta là phải dẫn đường cho bộ binh và xe tăng, cơ giới pháo binh của ta tránh được mìn, bảo toàn đội hình chiến đấu và hành quân. Bởi vậy tổ của Thương phải có sơ đồ những nơi địch đã cài mìn.
Trước mắt, nhiệm vụ chủ yếu của tổ là phải nắm cho được xem tên Lê Minh Đảo sẽ tụ tập với bọn “đầu trâu mặt ngựa” ở quán nào, bar nào trong thị xã để đánh trái tiêu diệt cho được bọn đầu sỏ này…
Cuối buổi họp, giọng Lương xúc động:
– Hôm nay, Đội Trinh sát chúng ta có mời đông chí Thảnh bên Đội Biệt động qua để thông báo việc biệt động đã tìm ra cô Tình cho bác Hai Nghĩa. Và bác Hai Nghĩa đã lên chiến khu Đ thăm mộ đồng chí Lê Long, chòng cô út Nữ.
Trước khi chúng ta làm lễ truy điệu đồng đội của ta: chiến sĩ An ninh Lê Long, tôi xin giới thiệu bác Hai Nghĩa trao di vật gửi lại cho cô Nữ: đó là chiếc ba lô và cuốn nhật ký của chú Lê Long.
Trung Lương dứt lời, bác Hai Nghĩa lặng lẽ đứng dậy vào trong, xách ra chiếc ba lô “con cóc”, bước đến chỗ út Nữ. Út đứng bật dậy, hai tay đỡ đón chiếc ba lô rồi ngòi sụp xuống, nấc lên. Bao nỗi đau mất con, chờ chồng dồn nén hàng chục năm nay vỡ òa, nước mắt út Nữ xối xả thấm ướt chiếc ba lô của Long… Mọi người đứng lặng nhìn cô và nước mắt cũng trào ra. Thấy vậy, Hai Nghĩa cũng ngồi thụp xuống, bàn tay cụt một ngón vỗ nhẹ vào vai út Nữ như để chia sẻ, an ủi mà nước mắt bác cũng trào ra, nghẹn ngào chẳng nói nên lời. Nhìn cảnh đó mọi người khóc òa.
* *
Như vậy là cô út Nữ đã về sống và chiến đấu gần gũi bác Hai Nghĩa bên đội Biệt động. Hai mảnh đời của hai con người đơn độc đã chịu nỗi đau lìa vợ, mất chồng sẽ được xích lại gần nhau. Chỉ riêng Thương thầm tiếc là không được cùng sống cạnh Út Nữ, người mà Thương thông cảm và mến phục. Những lúc này Thương càng nôn nao mong đến ngày chiến thắng để về chung sống với Thảnh. Lâu lâu, chỉ gặp nhau chốc lát rồi lại chia xa, nỗi nhớ thương càng nung nấu trong lòng. Biết thế nhưng nhiệm vụ còn nặng nề, cả hai người còn phải chịu đựng trong xa cách. Thảnh và Thương đều biết rõ vào những ngày nước sôi, lửa bỏng trước kẻ thù hung hãn và ngoan cố hiếu chiến, họ càng phải lao vào công tác, chiến đấu. Có thể từ nay đến ngày chiến thắng không còn thì giờ để gặp nhau nữa. Khi cuộc họp trong rẫy đã tan, cái bắt tay và ánh mắt nhìn Thương của Thảnh sao mà sâu lắng xót xa đến thế. Thương cố nén giữ nước mắt nhìn lơ đi chỗ khác để giấu cơn xúc động của mình. Bây giờ ngồi trong hầm bí mật nhà dì Tư Biên, Thương ngẫm nghĩ mà thương Thảnh và tự dằn vặt mình: Tại sao lúc chia tay mình không ôm hôn Thảnh? Hầu như là vợ chưa cưới của anh ai cũng biết, thế sao mình còn ngượng ngùng dè dặt gì nữa, sao không ôm chầm lấy anh lúc chia tay? Sao mình lại vội rút bàn tay ra khỏi bàn tay đang nắm chặt của anh? ôi mình ngu quá, đại quá!…-
Thương đang nghĩ đến Thảnh thì Phùng trở về. Vừa xuống hầm, Phùng nói vội: “Tụi công binh đang gài mìn vào các con đường tắt mà chúng đoán bộ binh mình sẽ vượt qua lúc tấn công vào đồn bốt của chúng trong nội ô thị xã. Chúng cắm biển cấm thả trâu bò vào bãi cỏ các vùng ven. Cơ sở nội tuyến báo chúng đang dự định cài mìn đĩa chống tăng ở các con lộ vào thị xã và cả lộ 1, lộ 2, 3, 20 mà chúng đoán là xe tăng quân giải phóng sẽ vượt qua để chiếm Xuân Lộc, Long Khánh khi tiến vào đô thành Sài Gòn… Cơ sở hứa sẽ vẽ bản đồ khi địch cài xong các loại mìn ở những địa điểm cụ thể, ròi chuyển ra cho mình.”
– Ai sẽ nhận bản đồ nội tuyến gửi ra? Thương vội hỏi.
– T.X 120 – Phùng trả lời – Đã cho T.x 120 gặp nội tuyến để nhận mặt và hẹn mật khẩu khi bản đồ được gửi ra.
T.X120 là bí số của Lệ Mỹ, cô gái đẹp nhất trong tổ Thương. Nội tuyến công binh Sư đoàn 18 là một trung úy trẻ, đã gặp Lệ Mỹ. Anh chàng có vẻ quyến luyến Lệ Mỹ. Như thế là ổn. – Thương nghĩ bụng rồi hỏi Phùng:
– Lệ Mỹ đã xong việc ở tiệm nhảy Ngọc Hương chưa? Cần kiểm tra lại nguồn tin cho chắc ăn. Nội tuyến cho biết bọn sĩ quan ở Rừng Lá, Núi Đỏ mới chuyển đến Long Khánh rất mê gái đẹp ở tiệm Ngọc Hương.
Cả tuần nay Lệ Mỹ được Thương phân công điều tra giờ giấc và hoạt động của tiệm Ngọc Hương. Cứ chiều quãng 5 giờ bọn sĩ quan kéo nhau đến uống rượu. Nhậu lai rai đến 7 giờ, chờ gái đến mới vào cuộc nhảy nhót cho đến 9 giờ mới cặp gái về các phòng ngủ…
Nghe Phùng kể đến đó, Thương bàn với Phùng: “Chờ Lệ Mỹ về, nắm thêm tình hình, ta sẽ đánh vào tiệm nhảy khi bọn sĩ quan đang nhậu mà gái chưa đến. Bây giờ đến dì Ba Lưỡng nhận trái, ngày mai ta đánh.”
* *
Năm giờ ba mươi phút chiều hôm sau, có hai cô gái đẹp đến tiệm nhảy Ngọc Hương. Mấy tên sĩ quan đưa mắt liếc thầm tấm tắc bấm nhau khen cô gái có lúm đồng tiền xinh đẹp. Có đứa câm ly đến mời Lệ Mỹ, Thương nói:
– Bọn em ăn kem thôi. Lúc nào đến giờ vào nhảy bọn em mới uống vài ly để “nhót” cho “bốc”.
Một lát sau Phùng rà xe máy chạy ngang trước tiệm nhảy, Thương đứng lên vẫy tay: “Bố ơi! Đi đâu đó? Ghé vô uống nước ròi đi!”
Phùng vòng xe một vòng trước quán rồi dựng xe, xách giỏ đầm bước vào. Phùng mặc đẹp như gái nhảy, đặt giỏ xách lên bàn. Thương gọi một ly kem cho Phùng. Trong lúc Lệ Mỹ bước qua bàn bên cạnh nói với thằng sĩ quan mời rượu lúc nãy rằng: “Em về makiê lát nữa sẽ đến cùng nhảy he!”
Ly kem bưng ra thì Thương đã đặt cái giỏ xách xuống gầm ghế bành bọc da, lấy chỗ đặt khay kem, nước trà đá lên bàn. Nhìn theo Lệ Mỹ dẫn xe đạp ra, Thương nói: “Trở lại mau nghe bồ”. Phùng thong thả ăn chưa hết ly kem dâu, Thương đưa đồng hồ lên xem thấy giờ cài mìn hẹn nổ chỉ còn 15 phút, nói to với Phùng: “Bồ ăn kem chờ Lệ đến. Mình chạy về thay đồ rồi đến liền nghe!”
Thương đẩy xe máy ra, đạp vài cái không nổ, liền gọi Phùng: “Bồ ơi! Ra đẩy xe giùm đi”. Phùng ra, Thương ngồi lên xe cài sổ, Phùng đẩy xe chạy được mười bước thì máy nổ, Phùng nhảy lên ngòi sau Thương, chiếc xe vọt lẹ ra khỏi tiệm, nhắm đường Lê Văn Duyệt lao đi. Chỉ mấy phút sau nghe một tiếng nổ vang trời trong tiệm Ngọc Hương.
Khi tiếng la ó của bọn cảnh sát và tiếng xe hụ còi chạy đến tiệm Ngọc Hương thì ba cô gái của tổ Trinh sát vũ trang đã nằm gọn dưới hầm dì Tư Biên.
Chiều hôm sau, nhận được tin từ các cơ sở mật báo về, đội trưởng Lương thông báo cho toàn đội kết quả trận đánh của tổ H.25, T.X120 và C.8 vào quán Ngọc Hương đã tiêu diệt bốn mươi tên sĩ quan, trong đó có một tên quận phó ác ôn.
Từ đó Lê Minh Đảo, Tư lệnh sư 18, Trưởng chi cảnh sát, thám sát Báo Đen và bọn tề điệp đồng loạt lục soát các bar cà phê, quán nhậu, tiệm nhảy, ra lệnh thiết quân luật, cấm bọn sĩ quan đến các quán chơi bời, rượu chè trác táng.
Nhưng bọn sĩ quan và lính tráng không chấp hành lệnh đó. Bởi vì các sắc lính thua trận, rã đám từ các nơi khác kéo về rất cần đến men rượu, hơi gái để xua tan sự run sợ, chán nản, buồn thảm trong lòng.
Đó là lúc bọn “gieo gió sắp được gặt bão”, là lúc cả Xuân Lộc – Long Khánh và khắp mảnh đất bầu trời miền Nam cơn bão đang hình thành…
Mặt trời đã lên trên đỉnh núi Chứa Chan, tỏa ánh nắng vàng xuống rừng cây trong căn cứ Bàu Sầm. Từng dẫy hoa cà phê trắng muốt nở rộ trĩu nặng theo từng nhánh lá, báo hiệu một mùa cà phê sây hạt. Mùi hoa cà phê tỏa thơm ngạt ngào trong gió sớm. Mùa xuân hình như đến sớm hơn mọi năm. Chim chóc hót vang trên các cành cây như báo hiệu một niềm vui bí ẩn nào đó khiến lòng người rạo rực, bằng khuâng.
Lệ Mỹ và Thương nằm đung đưa trên hai cánh võng, chờ Phùng đến. Giọng Mỹ khe khẽ hát bài Nhạc rừng theo nhịp võng đưa:
Tính tang, tính tình. Miễn Đông gian lao mà, anh dũng Tính tang, tính tình… Hăng hái chiến đấu với quân thù… Rừng bát ngát, ôi rừng mến yêu…
Thương cũng theo tiếng hát cùng Lệ Mỹ. Không hiểu sao hai cô lại hát lạc qua câu; Em đi gánh lúa trên ngàn, nắng chang chang lòng không thở than…
Bỗng cả hai phát hiện ra lạc điệu rồi, cười vang. Trung Lương bước đến nhìn cảnh hai cô gái cười vui, liền dừng lại ngắm nét mặt hồn nhiên của các đội viên, cảm thấy lòng mình cũng vui vui, xao xuyến.
– Anh Lương đến rồi! – Lệ Mỹ reo lên, chồm dậy gọi Thương – Thủ trưởng đến rồi kìa!
Theo thói quen của anh chàng “nghiện rađiô”, cái National vẫn toòng teeng bên hông. Nhạc hiệu của chiếc đài bán dẫn vang lên: Vận nước đã đến rồi. Bình mình chiếu khắp nơi. Cầm gươm ôm súng xốc tới…”
Tiếng nói của cô xướng ngôn viên ngọt ngào vang lên. “Đây là Đài phát thanh giải phóng, tiếng nói của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam”.
Lương tắt đài và nói: “Họ mở lại bản tin phát lúc 5 giờ sáng. Tóm lại tin tức quân ta đang đánh trả địch khắp nơi từ vĩ tuyến 17 đến Trị Thiên Huế, Tây Nguyên, Khu 5 cho đến Đông Tây Nam Bộ. Địch càng ngoan cố, lấn chiếm, càng bị trừng trị đích đáng. Trong nội thành Sài Gòn thì công nhân, giáo chức, sinh viên, tiểu thương cùng lực lượng Liên mình dân chủ yêu hòa bình đồng loạt nổi dậy đấu tranh chống lại ngụy quyền, đòi lật đổ tên Nguyễn Văn Thiệu. Các nhà báo đã xuống đường biểu tình. Họ ăn mặc rách rưới, đội nón rách, mang bị, chống gậy tự xưng là “các nhà báo đi ăn mày”. Bởi lẽ còn Thiệu thì nhân dân Sài Gòn còn bị áp bức đọa đày. Thiệu còn gây chiến tranh thì các nhà báo còn bị cấm đoán, đàn áp, bị mất việc đành phải “đi ăn mày” bởi cái chế độ gồm những thằng ăn cướp do Mỹ nặn ra…”
Lương nói đến đó liền dừng lại, đưa đồng hồ lên xem, ra vẻ sốt ruột hỏi:
– Hai Phùng đi đâu? Bao giờ về?
– Thằng Cục trưởng an ninh Nguyễn Ngọc Khánh đang dò la. – Thương nói – Mấy hôm nay, Phùng phải đánh lạc hướng tò mò của hắn. Phùng đã biết hôm nay đội trưởng đến phổ biến tình hình mới, thế nào Phùng cũng ra…
Lệ Mỹ cầm tay Lương lắc lắc:
– Kể cho bọn em nghe chuyện đánh sân bay Long Khánh đi…
– Tại các cô đánh Ngọc Hương, nên đội kéo địch ra, muốn cho chúng biết ta không chỉ đánh vào các quán ăn nhậu, mà còn tấn công chúng khắp nơi, kể cả đánh vào sân bay nơi chúng bố phòng canh gác chặt chẽ nhất. Lương giải thích và nói thêm – Trận Ngọc Hương thắng lớn. Ban An ninh khen các cô. Ông Sáu Tuệ bảo Thương thu xếp thì giờ ghi lại diễn biến trận đánh. Ban sẽ gọi Thương lên kể lại cho ông ấy ghi âm…
– Ghi làm gì anh. Nói vô trong máy em mắc cỡ lắm. – Thương nói rồi hỏi – Các anh đánh sân bay, sao lại bảo tại vì các em đánh Ngọc Hương?
– Vì trận Ngọc Hương diệt trúng bóc những thằng sĩ quan ác ôn các nơi khác đến đang hung hăng tìm diệt chúng ta. Bị đánh đau, chúng đang lùng sục điều tra các bar, tiệm nhảy, ổ gái… Bởi thế phải bất ngờ đánh vào sân bay để kéo giãn sự chú ý của chúng vào các quán ăn nhậu…
– Kéo giãn chi mà dữ dằn vậy? – Thương cười nói thêm – Cơ sở của em báo ra bảo nhiều máy bay bị nổ tung, bốc cháy. Bọn phi công chết ngổn ngang…
Lương nghe vậy, cười, khiêm tổn:
– Chết, cháy ngổn ngang gì đâu: chỉ có ba máy bay và tám thằng giặc lái. Có bi nhiêu ăn thua gì.
Lệ Mỹ vẫn khao khát tin trong tỉnh và cả nước, còn vòi kể thêm. Lương nói:
– Thôi. Chuyện cả nước để sau. Bây giờ nói chuyện trong đội mình đã: ông Sáu đã nhận được bản đồ công binh Sư 18 cài mìn. ông đã chuyển lên Ban An ninh Miền và quân Khu để giao cho đặc công và công binh ta xử lý. Riêng đội ta cũng phải nắm kỹ các con đường đã bị cài mìn và các bãi mìn để hướng dẫn cho quân ta né tránh khi tiến quân. Cơ sở nội tuyến và Lệ Mỹ được Ban An ninh khen, ông Sáu đang đề nghị lên trên thưởng huân chương cho tổ của Thương đó…